Điện trở
Điện trở
1. Điện Trở Là Gì?
Khái niệm: Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng R. Nó là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu.
– Điện trở kháng được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó:
2. Công Thức Tính của Điện Trở Là Gì?
Công thức tính: R=U/I. Trong đó :
U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).
I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).
R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).
– Điện trở là gì? Hiểu một cách đơn giản đó là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.
– Do đó, bản chất nó là 1 sợi dây dẫn có điện trở rất lớn ( thực ra lớn bé còn tùy thuộc vào giá trị của nó), điện trở không phân cực, tức là không phân biệt âm dương.
3. Cách đọc điện trở như thế nào?
Mỗi điện trở có 1 giá trị nhất định, vòng màu in trên điện trở thể hiện giá trị của nó.
{Thông thường, điện trở có 4 vòng màu.}
2 vòng màu đầu là 2 chữ số đầu của giá trị.
Vòng thứ 3 thể hiện số chữ số “0” đứng sau.
Vòng thứ 4 thể hiện sai số.
Có tất cả 12 màu, mỗi màu có 1 giá trị khác nhau.
Đơn vị đo giá trị của điện trở là gì?
Ví dụ 1 : Một điện trở có 4 vòng màu : Đỏ Đỏ Nâu Ngân Nhũ, thì giá trị điện trở là gì?
Màu Đỏ có giá trị là 2. Màu Nâu có giá trị là 1. Ngân Nhũ có sai số là 5%
==> Các số tương ứng với vòng màu là : 2 2 1 5%
Tính giá trị của ĐT bằng cách gép 2 số đầu tiên và thêm vào đằng sau nó 1 số 0 ( số 1 thể hiện thêm vào 1 số 0, tường tự nếu là 2 thì thêm 2 số 0 …. )
Vậy giá trị điện trở là 220 ôm sai số 5%
Ví dụ 2 : điện trở có vòng màu Cam Cam Xanh Lá (không cần xét đên vòng số 4 vì nó là sai số) tương ứng : ===> 3 3 5
Giá trị điện trở 3.300.000 ôm
Ví dụ như có một đoạn dây dẫn có ĐT là 1Ω và có dòng điện 1A chạy qua thì điện áp giữa hai đầu dây là 1V.
– Ohm là đơn vị đo điện trở trong SI. Đại lượng nghịch đảo của điện trở là độ dẫn điện G được đo bằng siêmen. Giá trị điện trở càng lớn thì độ dẫn điện càng kém. Khi vật dẫn cản trở dòng điện, năng lượng dòng điện bị chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, ví dụ như nhiệt năng.
– Định nghĩa trên chính xác cho dòng điện một chiều. Đối với dòng điện xoay chiều, trong mạch điện chỉ có điện trở, tại thời điểm cực đại của điện áp thì dòng điện cũng cực đại. Khi điện áp bằng không thì dòng điện trong mạch cũng bằng không.
– Điện áp và dòng điện cùng pha. Tất cả các công thức dùng cho mạch điện một chiều đều có thể dùng cho mạch điện xoay chiều chỉ có ĐT mà các trị số dòng điện xoay chiều lấy theo trị số hiệu dụng.
– Đối với nhiều chất dẫn điện, trong điều kiện môi trường (ví dụ nhiệt độ) ổn định, ĐT không phụ thuộc vào giá trị của cường độ dòng điện hay hiệu điện thế. Hiệu điện thế luôn tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện và hằng số tỷ lệ chính là điện trở.
– Trường hợp này được miêu tả theo định luật Ohm và các chất dẫn điện như thế gọi là các thiết bị ohm. Các thiết bị này nhiều khi cũng được gọi là các ĐT, như một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện, được ký hiệu với chữ R (tương đương với từ resistor trong tiếng Anh).